Các loại phanh xe ô tô, ưu nhược điểm từng loại phanh

Cập nhật: 13-01-2020 10:39:41 | Bài viết | Lượt xem: 7321

Các loại phanh xe ô tô gồm những loại nào? Ưu nhược điểm từng loại phanh ô tô như thế nào? Và đâu là loại phanh tốt nhất?

Phanh xe là bộ phận làm nhiệm vụ trái ngược với các thiết bị khác trên xe ô tô, thay vì vận hành cho xe lăn bán thì phanh xe có nhiệm vụ hạn chế tốc độ và dừng hẳn xe. Nguyên lý hoạt động phanh xe ô tô là khi muốn dừng xe hay giảm tốc độ, người lái xe cần tạo ra một lực vừa đủ làm cho các bánh xe quay chậm lại hay dừng hẳn được xe.

Phanh ô tô hiện nay có rất nhiều loại. Mỗi loại phanh đều có những ưu nhược điểm riêng. 

Phanh ô tô

Phanh xe là bộ phận quan trọng của xe ô tô

Phanh tang trống

Phanh tang trống hay còn được gọi là phanh guốc, sở dĩ có tên gọi là phanh guốc vì phanh sử dụng má phanh áp vào mặt của guốc phanh. Phanh tang trống gồm nhiều bộ phận như guốc phanh, má phanh, mâm phanh, lò xo phanh, guốc phanh, trống phanh… đảm nhiệm vai trò khác nhau trong hệ thống phanh.

Phanh tang trống

Phanh tang trống xe ô tô

Guốc phanh được tạo nên từ vật liệu nhôm đúc, có đặc điểm là trọng lượng nhẹ và tản nhiệt tốt. Guốc phanh có nhiều kiểu dáng khác nhau và được thiết kế riêng theo từng mẫu xe, kiểu dáng xe, năm sản xuất. Phần má phanh được gắn vào guốc theo nhiều kiểu tùy từng xe, có thể được dán keo, tán rivet hay bắt bulong. Trong các kiểu thì kiểu má phanh dán được sử dụng nhiều do ưu điểm tận dụng được tối đa bề dày của má, khi mòn không bị đinh tán cọ làm hỏng mặt trong của trống phanh. 

Mâm phanh là phần để gắn kết các bộ phận với nhau thành cụm phanh, vị trí của mâm phanh là trục bánh sau hoặc khớp lái ở cầu trước. Mâm phanh có hình dạng tròn, tên bề mặt có nhiều lỗ, vấu lồi để gắn xilanh thủy lực, lò xo giữ guốc phanh và cáp phanh tay.

Phanh guốc có kết cấu khá đơn giản, khi phanh các guốc phanh sẽ chuyển dịch theo chiều ngang và ép má phanh sát vào trống. Ưu điểm của phanh tang trống ô tô là hệ thống phanh có hiệu quả cả trong quá trình xe vận hành tiến tới hay lùi lại đều như nhau. Cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ, ít hỏng vặt và chi phí sửa chữa, thay thế thấp. 

Tuy nhiên nhược điểm lớn của hệ thống phanh này là lực tác động để hãm phanh lớn nhưng hiệu suất phanh không cao và dễ bị bó cứng phanh hay bị trượt bánh, lệch tâm xe…

Có chi phí thấp nên phanh tang trống chủ yếu được sử dụng cho các mẫu xe giá rẻ (chủ yếu dùng cho phanh sau) như xe sedan/hatchback hạng A, hạng B như Kia Morning, Hyundai Grand i10, Toyota Vios, Nissan Sunny…

Phanh đĩa

Phanh đĩa hiện đang được rất nhiều hãng xe lựa chọn để trang bị cho các mẫu xe phổ thông của mình. Phanh đĩa được chi thành hai loại là phanh đĩa quay và vỏ quay. Phanh đĩa có cậu tạo từ nhiều bộ phận như đĩa phanh, đệm phanh, bố phanh… Phanh đĩa được làm từ thép, đĩa phanh được cố định vào trục bánh xe nhưng cũng có thể tháo rời dễ dàng để thay thế trong trường hợp hư hỏng. 

Phanh đĩa

Phanh đĩa xe ô tô

>> Đọc thêm Khi nào thì cần thay bố phanh?

Ưu điểm phanh đĩa ô tô là trọng lượng nhỏ, gọn nhẹ, thiết kế đơn giản, ổn định khi phanh, áp suất trên bề mặt ma sát của má phanh phân bố đồng đều, lực thắng hai bên đều nhau nên không bị xảy ra hiện tượng lệch tâm hay trượt bánh khi phanh gấp. Ngoài ra, khả năng thoát nước của phanh đĩa tốt, mỗi khi má phanh bị mòn sẽ tự điều chỉnh được kích thước kẻ hở giữa má phanh và đĩa phanh. Phanh đĩa dễ dàng kết hợp được với các công nghệ như chống trượt bánh, chống bó cứng phanh… 

Tuy nhiên nhược điểm của hệ thống phanh đĩa là dễ bị bào mòn, hư hỏng khi phải thường xuyên di chuyển trên đoạn đường có nhiều cát hạt rơi vào trong. Thế nhưng nếu chịu khó vệ sinh phanh đĩa định kỳ sẽ giúp phanh tăng tính ổn định và giảm thiểu hao mòn.

>> Xem thêm Khi nào phải thay má phanh ô tô? 9 dấu hiệu cảnh báo

Đa phần các mẫu xe phổ thông hiện nay đều sử dụng phanh đĩa như Mazda 3, Mazda 6, Toyota Camry, Toyota Fortuner, Hyundai Elantra…

Phanh khí nén

Phanh khí nén có kết cấu hết sức phức tạp và chuyên dùng cho xe có tải trọng lớn. Các phương tiện chuyển vận chuyển hàng hóa hay có tải trọng lớn như xe container, xe bus, xe khách trên 50 chỗ ngồi thường sử dụng phanh khí nén. 

Nguyên lý hoạt động phanh khí nén như sau: trên phanh khí nén có 3 cửa, mỗi cửa nối hướng tới một đường khí khác nhau gồm một ống dẫn chính từ bình tích khí, một đường dẫn tới các xy lanh và đường đến các bình chứa phụ.

Phanh khí nén

Mô phòng hệ thống phanh khí nén trên xe ô tô

Ưu điểm của phanh khí nén là nếu bị rò rỉ dẫn đến chảy dầu thì phương tiện sẽ lập tức dừng lại do được tự động kích hoạt phanh. Nhược điểm phanh khí nén là các chi tiết cũng như cấu tạo của phanh phức tạp và có kích thước lớn. Giá thành tương đối cao nhưng độ nhạy thấp và độ trễ lớn.

micbridyokodungoodyearconpirelli