Quy trình bảo dưỡng xe ô tô đúng cách
Cập nhật: 16-01-2020 08:50:33 | Bài viết | Lượt xem: 2931
Sau một thời gian chạy xe, ô tô của bạn sẽ gặp phải một số vấn đề hỏng hóc, bị hao mòn các chi tiết, các bộ phận giảm chất lượng do vậy bạn cần phải đi bảo dưỡng xe ô tô định kỳ để kiểm tra, phát hiện hư hỏng tiềm tàng, chăm sóc các thiết bị trong xe để chiếc xe tránh bị trục trặc giữa đường làm mất thời gian, trễ giờ làm, công việc của bạn. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Ô tô xanh để biết được quy trình bảo dưỡng xe ô tô, các bước bảo dưỡng ô tô đúng cách để giữ cho chiếc xe ô tô của bạn được bền, vận hành tốt nhé!
Tìm hiểu về khái niệm bảo dưỡng xe ô tô
Bảo dưỡng xe ô tô là thực hiện những công việc cần thiết, bắt buộc đối với người chủ xe khi ô tô của họ đã đi đủ một quãng đường quy định hay sau khi xe đã chạy một thời gian dài.
Mục đích khi bảo dưỡng xe là kiểm tra, phát hiện những hư hỏng tiềm tàng sắp xảy ra và ngăn ngừa xảy ra các hư hỏng để chiếc xe vận hành bình thường, an toàn; chăm sóc, bảo dưỡng hệ thống, cơ cấu, động cơ, bộ phận chiếc xe để chiếc xe làm việc hiệu quả, ổn định, an toàn cho người lái.
Danh sách các hạng mục cần bảo dưỡng trên xe ô tô
Các hạng mục bảo dưỡng xe ô tô
– Động cơ có các bộ phận cần bảo dưỡng như lọc dầu động cơ, lọc nhiên liệu, lọc gió, dây đai cam, dây đai dẫn động, nước làm mát
– Hệ thống phanh: dầu phanh, đĩa phanh/má phanh, trống phanh, guốc phanh
– Hệ thống lái: áp suất lốp
– Hệ thống điện: ắc-quy, bugi
– Hệ thống gạt mưa: cần gạt mưa, rửa kính
– Hệ thống chiếu sáng và đèn: ánh sáng
– Hệ thống truyền lực: dầu hộp số thường, dầu hộp số tự động, dầu hộp số vi sai
– Phần khác cần bảo dưỡng như gầm xe
– Lịch bảo dưỡng theo định kỳ
>> Đọc thêm Các hạng mục bảo dưỡng xe ô tô, phụ tùng thay thế theo cấp KM
Quy trình bảo dưỡng xe ô tô
Bảo dưỡng xe ô tô không chỉ phụ thuộc vào nhu cầu của người sử dụng xe mà đó còn là yêu cầu của nhà sản xuất và là quy định của luật pháp của quốc gia nhằm đảm bảo tính an toàn khi tham gia giao thông, có thể quản lý chất lượng phương tiện, giảm sự cố hỏng hóc, tăng tuổi thọ cho các chi tiết máy và động cơ xe. Vậy quy trình bảo dưỡng xe ô tô gồm các bước nào?
Bước 1. Kiểm tra lọc nhớt, thay nhớt
Sau khi xe đã sử dụng một thời gian dài, chạy được một quãng đường xa thì xe thường báo nhớt. Để thực hiện công việc này, nhân viên kỹ thuật sẽ nâng xe lên, sau đó tháo ốc xả nhớt để xả nhớt động cơ vào thùng nhớt, xả hết nhớt sau đó tháo lọc nhớt kiểm tra xem độ bẩn của lọc.
Bạn nên thay lọc nhớt sau khi thay nhớt 2 lần. Sau khi kiểm tra lọc nhớt xong thì siết lại ốc xả nhớt, đổ nhớt vừa đủ, đúng loại theo yêu cầu của nhà sản xuất hoặc của khách hàng.
Bước 2. Kiểm tra và vệ sinh lọc gió động cơ
Lọc gió trong ô tô có nhiệm vụ rất quan trọng là lọc sạch không khí trước khi không khí hòa trộn với nhiên liệu rồi đi vào buồng đốt. Bởi vậy nếu như lọc gió bị rách thì bụi bẩn sẽ chui vào động cơ làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động của động cơ, có thể gây hư tổn cho máy, nếu bụi bẩn quá nhiều sẽ dẫn tới động cơ bị nghẹt, không khí bên ngoài sẽ khó để đi qua dẫn đến thiếu không khí để hòa trộn với nhiên liệu tạo hỗn hợp hòa khí lý tưởng.
Để khắc phục, tránh gặp phải hỏng hóc này khi đi bảo dưỡng bạn cần bảo nhân viên kỹ thuật tháo lọc gió để kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ. Quy trình là đầu tiên thợ sửa sẽ tháo bô, rồi lấy lọc gió ra, thổi bụi đi. Nếu như lọc gió bị bụi bẩn bám quá nhiều, bị nghẹt thì nên thay lọc gió mới đúng loại với lọc gió cũ của xe để động cơ hoạt động ổn định, bình thường. Theo như khuyến nghị của các chuyên gia thì người chủ xe nên thay lọc gió sau khi xe chạy được tầm 50.000 km sẽ giúp động cơ hoạt động tốt, có đủ lượng không khí sạch để hoạt động.
Bước 3: Kiểm tra lọc gió máy lạnh
Tiếp theo là bạn cần kiểm tra bộ phận lọc gió máy lạnh, tuy nhỏ bé nhưng chức năng lại rất quan trọng, bộ phận này sẽ giữ lại bụi bẩn trong không khí trước khi đi qua dàn lạnh giúp cho không khí đi vào rất trong lành, mát mẻ. Nếu lọc gió của xe bị bám nhiều bụi bẩn lọc gió sẽ bị nghẹt do đó nhiều bụi bẩn vào gây mùi khó chịu, xe mau lạnh hơn khi bật điều hòa. Bởi vậy bạn cần thường xuyên chăm sóc, vệ sinh sạch lọc gió máy lạnh để có thể sử dụng điều hòa mát mẻ, hít thở không khí trong lành.
Để kiểm tra bộ phận này thì cần tìm vị trí lọc sau đó bạn tháo ra để vệ sinh và thay thế nó nếu quá bẩn. Thông thường theo khuyến nghị của nhà sản xuất bạn nên thay lọc gió máy lạnh khi xe chạy được 15.000 – 20.000 km.
Bước 4: Kiểm tra phanh
Phanh xe là bộ phận hoạt động liên tục, chịu áp lực cao nhất là trong điều kiện đường sá đông đúc ở các thành phố vì vậy bố phanh mau mòn, cần được vệ sinh để tránh bị xước đĩa khi bị dính bẩn, giúp tăng độ ma sát khi phanh. Trong trường hợp bố phanh quá mòn, cần phải thay thế bố phanh mới đảm bảo cho hệ thống phanh hoạt động an toàn, hiệu quả.
Để kiểm tra bố phanh rất đơn giản, chỉ cần tháo bánh xe, tháo phanh để kiểm tra bố, tra dầu, vệ sinh bố nếu bẩn, tra mỡ ắc phanh, xong rồi lắp lại. Nếu bố mòn nên thay thế bố mới, đúng loại yêu cầu nhà sản xuất để xe hoạt động ổn định, lâu bền.
Bước 5: Kiểm tra lọc xăng, mức dầu hộp số, mực nước làm mát, dầu phanh, nước rửa kính
Ngoài việc kiểm tra các bộ phận trên thì các bạn còn cần kiểm tra dầu phanh, dầu hộp số, dầu trợ lực lái, nước rửa kính, mức nước làm mát sao cho chúng có đủ số lượng cũng như chất lượng thì xe mới có thể hoạt động tốt được.
Ngoài ra thì việc kiểm tra và vệ sinh lọc xăng định kỳ cũng rất cần thiết để rửa sạch các cặn bẩn trong lọc xăng giúp cho lọc thông thoáng hơn để dễ dàng cho quá trình cung cấp nhiên liệu cho động cơ.
Như vậy, việc bảo dưỡng xe ô tô rất quan trọng, cần thiết. Chỉ khi bảo dưỡng xe ô tô định kỳ, thực hiện quy trình bảo dưỡng xe ô tô đúng cách thì chiếc xe mới có thể hoạt động êm ái, ổn định, an toàn, tốt, tránh hỏng hóc bất thường, kéo dài tuổi thọ cho các bộ phận trong xe, đảm bảo việc di chuyển thuận lợi cho đi làm, các công việc của chủ xe.
Bạn muốn tham khảo các bài viết khác hãy xem thêm tại website.