Những nguyên nhân khiến má phanh ô tô nhanh bị mòn

Cập nhật: 12-02-2020 04:41:05 | Bài viết | Lượt xem: 2459

Những sai lầm trong quá trình vận hành cũng như bảo dưỡng ô tô có thể khiến má phanh ô tô nhanh bị mòn.

Không vệ sinh và kiểm tra má phanh ô tô định kì

Má phanh càng mòn, đĩa phanh càng mỏng đi, từ đó dễ xảy ra tình trạng phanh bị bó do piston phanh bám chặt vào đĩa phanh. Nguyên nhân thường thấy của tình trạng má phanh bị mòn là do việc chủ xe không vệ sinh và kiểm tra phanh ô tô định kì.

Kiểm tra má phanh định kỳ

Chủ xe nên kiểm tra má phanh định kì

Đĩa phanh bị biến dạng do va chạm

Khi xe ô tô gặp va chạm, đĩa phanh có thể sẽ bị méo mó. Điều này dễ dẫn đến tình trạng má phanh ô tô bị mòn do khi bám đĩa phanh, đĩa phanh không xoay tròn đều. Nếu tình huống này xảy ra, chủ xe hãy giải quyết nhanh bằng cách gỡ má phanh xe ô tô đang bám chặt đĩa phanh ra ngoài, sau đó mang xe tới trung tâm sửa chữa ô tô.

>> Xem thêm: Quy trình kiểm tra và bảo dưỡng phanh ô tô an toàn

Ắc suốt phanh bị gỉ sét

Ắc suốt phanh thể gặp trục trặc khi gioăng cao su bọc ngoài gặp sự cố dẫn đến rách, thủng. Bên cạnh đó sau quá trình hoạt động dài, bộ phận này có thể bị gỉ sét hay hao mòn. Do vậy mà ắc suốt phanh không thể quay về vị trí đúng khi bị piston phanh tác động lực quá lớn khi phanh.  

Tháo ác suốt để dễ lau chùi

Tháo ắc suốt để lau chùi

Để khắc phục, hãy tháo ắc suốt ra ngoài để lau chùi cẩn thận và tra thêm dầu cho bộ phận này. Khi phát hiện ắc suốt hoặc gioăng cao su gặp sự cố, chủ xe cần nhanh chóng mang xe đi sửa chữa trước khi toàn bộ hệ thống phanh bị ảnh hưởng.

Bàn đạp phanh nhỏ

Bàn đạp phanh ô tô quá nhỏ cũng là nguyên nhân có thể khiến má phanh ô tô nhanh mòn. Khi chủ xe sử dụng phanh, má phanh sẽ ghì vô cùng chặt chẽ vào đĩa phanh nên dễ mòn hơn. Sự cố này diễn ra càng lâu thì phanh càng dễ mòn nhanh chóng.

Má phanh nở do bị lọt nước

Má phanh có thể nở ra nếu bị lọt nước vào bên trong. Trong thực tế, nhiều chủ xe chủ quan, không chú trọng việc chăm sóc xe ô tô sau khi bị lọt nước. Nước có thể lọt vào hệ thống phanh một cách dễ dàng khi xe di chuyển dưới trời mưa hoặc khi rửa xe.

Má phanh

Má phanh có thể bị nở khi gặp nước

Để không rơi vào tình trạng này, sau khi rửa xe hoặc đi qua vùng ngập, lái xe dưới điều kiện thời tiết mưa lớn, hãy rà nhẹ phanh để má phanh được làm khô và hạn chế nước lọt vào bên trong động cơ. Không nên kéo phanh tay ô tô ngay lập tức sau khi xe vừa tiếp xúc với nước. Mẹo cho chủ xe đó là chuyển xe về số lùi.

>> Tìm hiểu thêm: Khi nào phải thay má phanh ô tô? 9 dấu hiệu cảnh báo

Dầu phanh nhiễm nước có thể gây ra nhiều trục trặc cho má phanh, khiến hệ thống phanh ô tô gặp vấn đề. Trong trường hợp này, chủ xe cần phải thay dầu phanh ngay lập tức. Dầu phanh nhiễm nước là do chất glycol có trong dầu phanh hút nước rất mạnh. Sau một thời gian dài, hơi nước sẽ thấm dần dần qua hai bộ phận là vòng đệm và ống cao su. Môi trường càng ẩm tốc độ thấm càng nhanh.

Do vậy có thể nói dầu phanh sẽ nhiễm nước lên tới 8% sau vài năm xe hoạt động. Dầu phanh ô tô nhiễm nước bởi nguyên nhân khác. Khi hệ thống phanh bị quá nhiệt, dầu phanh sẽ chuyển sang trạng thái sôi và bọt khí xuất hiện. Sự cố này khiến má phanh bị ăn mòn rất nhiều, ngay cả hệ thống ABS cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự cố này.

Kiểm tra dầu phanh thường xuyên

Chủ xe nên kiểm tra dầu phanh thường xuyên

Má phanh ô tô nhanh bị mòn không chỉ do những nguyên nhân vừa liệt kê, có rất nhiều nguyên nhân khác như lò xo của má phanh bị hỏng, xi lanh gặp trục trặc. Tuy nhiên, lưu ý chung cho tất cả sự cố này đó là ngay khi vừa phát hiện ra má phanh có dấu hiệu mòn, chủ xe hãy đưa xe đi kiểm tra má phanh ô tô một cách nhanh chóng. Kéo dài tình trạng mòn má phanh càng lâu thì càng nguy hiểm cho những người sử dụng xe. Hơn nữa, chủ xe sẽ yên tâm lái xe hơn nếu má phanh trong tình trạng ổn định.

micbridyokodungoodyearconpirelli